Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

SUY TÔN THÁNH GIÁ

20140914CN 24 TN A LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ
Dẫn Vào Thánh Lễ     
ÔBACE…!TM mà chúng ta sẽ nghe hôm nay trong cuộc đối thoại với ông Nicôđêmô, Đức Giêsu nhắc lại hình ảnh con rắn đồng được treo lên trong sa mạc thời Xuất hành, khi đề cập đến tội lỗi của con người. Bằng cách gợi lại hình ảnh con rắn đồng được treo lên trong sa mạc khi xưa, Đức Giêsu mạc khải cho thấy chính Ngài cũng bị treo lên như vậy. Đồng thời Ngài cũng cho thấy về tình thương của Thiên Chúa đã dành cho thế gian qua việc trao ban Con Một Ngài, để những ai tin vào Con Ngài thì được sống đời đời. T.dự T.lễ Hôm nay chúng ta cũng hiệp ý cầu cho các Lh Giuse và Anna



Chia sẽ 20140914CN 24 TN A LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ
    ÔBACE… Có lần kia Đôi bạn trẻ nọ, trước khi cử hành lễ cưới mấy ngày. Cha xứ kia ngài hỏi, “chúng con có hiểu được những khó khăn của đời sống vợ chồng, có vác thánh giá cho nhau suốt cả cuộc đời, bằng việc hy sinh, từ bỏ, chấp nhận, yêu thương tha thứ cho nhau”không. Họ vui vẻ trả lời “Dạ, được a, có gì đâu cha”. Thế nhưng chỉ ba tháng sau, họ dẫn nhau vào cha xứ đòi chia tay, anh chồng nói “con không muốn vác thập giá, không muốn hy sinh…”. Dù lập gia đình được chồng rất yêu thương, nhưng Cô bạn gái kia không muốn bị ràng buộc, ép mình trong khuôn khổ. Đứng núi này trông núi nọ, cô kết thúc cuộc tình ngắn ngủi, chạy theo người khác, cứ vậy ba bốn đời chồng, không kể những cuộc tình vụng trộm,chóng vắn, mà cô vẫn cảm thấy không hạnh phúc. Kết cục mang trong mình cơn bệnh hiểm nghèo, thân tàn ma dại, thoi thóp chờ chết, trong đau đớn, cô đơn và tuyệt vọng. Tương tự, trường hợp của anh chàng kia cũng thế. Gia đình giàu có, nhưng lại lao mình vào cờ bạc rượu chè, tửu sắc, để rồi tán gia bại sản, đi vào con đường nợ nần, trộm cắp, tù tội….
    ÔBACE…! Trên đồi Golgotha cách đây hơn hai ngàn năm, có 3 tử tội trên thập giá. Ba con người đều chết trên thập giá với ba thái độ khác nhau. Đó chính là Thầy Giêsu ở giữa. Một người bên hữu được gọi là trộm lành. Một người bên tả truyền thống vẫn gọi là trộm dữ.
     Thầy Giêsu, một con người đã tự nguyện vác thập giá để cứu độ chúng sinh.
     Người thứ hai là anh trộm lành. Anh là một tội nhân. Anh đón nhận hình phạt và cái chết vì chính tội của mình. Nhưng anh là một con người biết phải trái. Anh biết việc mình làm là đáng tội, là đáng phải chịu hình phạt. Cuộc đời anh chưa làm điều gì tốt cho tha nhân. Anh đã sống một cuộc đời chỉ làm hại người khác. Thế nên, anh đã nói với Chúa: “Tôi đã bị như thế này là xứng đáng với tội của tôi”. Anh đón nhận thập giá để đền bù những lầm lỗi đã qua. Anh chấp nhận cái chết nhục nhã như là hình phạt đích đáng vì tội của mình. Anh đã tìm được bình an trong giờ phút cuối cùng của đời người. Anh đi vào cái chết với tâm hồn thanh thản vì anh đã đền bù những lầm lỗi của quá khứ cuộc đời.
    Người thứ ba là anh trộm dữ chỉ tìm hưởng thụ cho bản thân. Vì ham muốn danh lợi thú anh đã sẵn sàng hạ thấp nhân phẩm mình và chà đạp phẩm giá của tha nhân. Anh đang có nhiều toan tính để hưởng thụ. Thế nên, anh không chấp nhận thập giá trên vai anh. Anh không chấp nhận kết thúc cuộc đời bằng cái chết bi thảm trên thập giá. Anh đòi quyền sống. Sống để hưởng thụ. Anh nổi loạn vì đời anh còn quá trẻ, còn quá nhiều tham vọng nên anh không thể chấp nhận cái chết đến với mình. Thế nhưng, anh vẫn phải chịu hình phạt vì tội của mình. Công lý đòi buộc anh phải thi hành, dầu anh không muốn. Thập giá làm cho anh đau khổ. Cái chết làm cho anh nổi loạn. Anh nguyền rủa trời, nguyền rủa đất và xúc phạm cả đến Thầy Giêsu, một con người đang phải chịu cái chết vì đã liên đới với anh. Anh đã chết trong sự hoảng loạn và khổ đau.
          Ba con Người ba cái chết :  Giêsu chết vì tội chúng ta, tự nguyện vác thập giá để cứu độ chúng sinh. Người  trộm lành  đã đi vào cái chết với tâm hồn thanh thản vì anh đã đền bù những lầm lỗi của quá khứ cuộc đời. Người thứ ba là anh trộm dữ với cái chết trong sự hoảng loạn và khổ đau.
    Còn mỗi Mỗi người chúng ta, chúng ta đang sống một cuộc đời cho chính mình. Mỗi người chúng ta đang đón nhận thập giá cũng với những thái độ khác nhau. Có người chấp nhận thập giá để đền tội. Có người chấp nhận thập giá vì lòng yêu mến tha nhân. Và cũng có người đang từ chối thập gía trong cuộc đời. Hạnh phúc hay đau khổ tuỳ thuộc vào việc chọn lựa sống của chúng ta. Nhưng dù con người có muốn hay không? Thập giá vẫn hiện diện. Thập giá của bổn phận. Thập giá của hy sinh từ bỏ những tham lam bất chính, những ham muốn tội lỗi, những ích kỷ tầm thường. Đón nhận thập giá sẽ mang lại cho ta tâm hồn bình an vì đã sống đúng với bổn phận làm người. Đón nhận thập giá còn là cơ hội để ta đền bù những thiếu sót trong cuộc sống của mình và của tha nhân. Đón nhận thập giá còn là cơ hội để ta tiến tới vinh quang phục sinh với Chúa trên thiên đàng.
    Vậy ước gì với sứ điệp Lời Chúa hôm nay chúng ta hãy xin Chúa ban sức mạnh và niềm an ủi cho những ai đang phải vác thánh giá của cuộc sống về bệnh tật, đau khổ phần hồn, phần xác và tinh thần. Xin Chúa cũng giúp chúng ta biết sống một cuộc đời hy sinh cao thượng để chúng ta không hối hận vì quá khứ, nhưng luôn bình an vì đã sống chu toàn bổn phận của mình với lòng mến Chúa, yêu người.  Và xin Chúa cho mỗi chúng ta luôn tâm niệm rằng: THÁNH GIÁ là cái GIÁ để NÊN THÁNH. Amen
20140914CNTN24A Ga. 3, 13-17
Lễ Suy Tôn Thánh Giá – CON ĐƯỜNG VỀ TRỜI
  1. Ai đã giương cao con rắn trong sa mạc? (Ga 3,14) Ông Môsê. 2. Không ai được lên trời, ngoại trừ ai từ trời xuống? (Ga 3,13) a. Con Người. 3. Như Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để làm gì? (Ga 3,14-15) Để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.  4. Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian để làm gì? (Ga 3,17) Để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ. 5. Cái chết của Chúa Giêsu theo con mắt người đời, nhất là đối với người Do Thái lúc đó là thế nào? Một sự thất bại,dại dột, ô nhục 6. Thánh giá theo nhãn giới người thường là một thất bại ê chề nhưng đối với người kitô là gì?a. là mầu nhiệm tình thương.b. là nguồn suối tuôn trào ơn cứu độ,c. là nơi con người tìm được niềm vui và ơn giải thoát khỏi tội lỗi.  Trong mầu nhiệm ngắm mân côi, Năm Sự Thương ta vẫn suy niệm thế này “thứ bốn thì ngắm, Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá, ta hãy xin cho được vác thánh giá theo chân Chúa”. Tại sao phải xin?
    ÔBACE…34 GLV dự bị chuẩn bị tuyên hứa hôm nay! Bởi cuộc đời chúng ta đầy dẫy những thánh giá khổ đau. Có những thánh giá của sinh, ly tử biệt, hận thù chia rẽ, ích kỷ hẹp hòi, chiến tranh, nhân danh tôn giáo, cướp bóc, khủng bố, mạt sát, hãm hiếp, giết hại con người. Có những thánh giá của lòng tham, đố kị, tranh giành quyền lực, tài sản đất đai, để rồi sẵn sàng trà đạp lương tâm, coi thường nhân phẩm, hỗn lão bất hiếu với mẹ cha. Có những thánh giá, là người người chồng, người vợ, ham mê cờ bạc, rượu chè say sỉn, hành hạ, chửi bới, đánh đập lẫn nhau. Có những thánh giá là đứa con ngỗ nghịch, hư thân mất nết, đắm mình trong nghiện ngập, ra tù vào khám. Có những thánh giá, là những thành viên trong gia đình, đã mất đức tin, lâu năm không đi lễ,xưng tội, hoặc có đi lễ thì cũng là qua lần chiếu lệ, đi trễ về sớm…Hình như xem ra, chẳng ai trốn được thánh giá. 
    Mừng kính lễ suy tôn Thánh Giá Chúa Kitô hôm nay, không phải Giáo Hội muốn đề cao hình phạt đau đớn, một con người đã chết cách nhục nhã tất tưởi trên thập giá. Một hình phạt man rợ nhất dành cho một tên nô lệ, hay tội nhân, hoặc những người thấp hèn và phạm tội : trộm cắp, cướp của giết người…Nhưng Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy nhìn lên Thánh Giá Đức Kitô, để chiêm ngắm một tình yêu đến cùng, của Thiên Chúa là Cha dành cho nhân loại, được thánh Gioan diễn tả “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào con của Người thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời”
   Nhìn lên thánh giá Đức Kitô để tìm con đường về trời. Con đường của hy sinh từ bỏ, con đường của thập giá đạt đến vinh quang. Đức Kitô đã không chọn cho mình một con đường dễ dãi, nhưng chọn một con đường hẹp để, con đường thập giá, con đường của khờ dại, điên rồ đối với cái nhìn của người đời… để biến thành Thánh Giá đem lại ơn cứu độ cho nhân loại. Con đường về trời, không có con đường nào khác, ngoài con đường mà chính Đức Kitô đã đi “đón nhận thập giá mỗi ngày”. Đức Kitô cũng không đến để giúp ta tiêu diệt thập giá, nhưng là cùng với chúng ta, vác thập giá mỗi ngày, biến thập giá thành niềm vui ơn cứu độ.
    Từ cây thập giá bằng gỗ năm xưa, hôm nay có đủ loại thánh giá, bằng vàng bạc, ngọc ngà châu báu, ai cũng muốn mang thánh giá như thế. Ngày thứ sáu Tuần Thánh, người ta xếp hàng lên hôn kính thánh gía Chúa Kitô. Nhưng nói đến vác thập giá với Chúa Kitô thì hình như ai cũng ngập ngừng, chối từ.
     Nhân ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá hôm nay, Mỗi người Kitô chúng ta hãy kiểm điểm lại thái độ của mình đối với thập giá Chúa. Phải chăng thập giá Chúa đã bị tục hóa, bị chúng ta biến trở thành món trang sức để khoe của, để củng cố địa vị, để lường gạt anh chị em? Chúng ta làm dấu thánh giá trên mình, chúng ta mang dấu thánh giá trên áo, trên cổ nhưng chúng ta đã sống ý nghĩa của thập giá như Chúa đã mạc khải như thế nào?
       Có lần kia Đôi bạn trẻ nọ, trước khi cử hành lễ cưới mấy ngày. Cha xứ hỏi, “chúng con có hiểu được những khó khăn của đời sống vợ chồng, có vác thánh giá cho nhau suốt cả cuộc đời, bằng việc hy sinh, từ bỏ, chấp nhận, yêu thương tha thứ cho nhau”. Họ vui vẻ trả lời “Dạ, được a, có gì đâu cha”. Thế nhưng chỉ ba tháng sau, họ dẫn nhau vào cha xứ đòi chia tay, anh chồng nói “con không muốn vác thập giá, không muốn hy sinh…”. Dù lập gia đình được chồng rất yêu thương, nhưng Cô bạn gái kia không muốn bị ràng buộc, ép mình trong khuôn khổ. Đứng núi này trông núi nọ, cô kết thúc cuộc tình ngắn ngủi, chạy theo người khác, cứ vậy ba bốn đời chồng, không kể những cuộc tình vụng trộm,chóng vắn, mà cô vẫn cảm thấy không hạnh phúc. Kết cục mang trong mình cơn bệnh hiểm nghèo, thân tàn ma dại, thoi thóp chờ chết, trong đau đớn, cô đơn và tuyệt vọng. Tương tự, trường hợp của anh chàng kia cũng thế. Gia đình giàu có, nhưng lại lao mình vào cờ bạc rượu chè, tửu sắc, để rồi tán gia bại sản, đi vào con đường nợ nần, trộm cắp, tù tôi.
    Vâng!, chỉ có ai dám nhìn lên Thập giá Đức Kitô, dám cùng với Đức Kitô vác thập giá đời mình, đi con đường của Ngài đã đi, mới là con đường đưa đến hạnh phúc, dẫn họ đạt đến quê trời vinh phúc. Amen






Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

MÙ DẪN MÙ

20140912T6 Lc 6, 39-42
"Người mù có thể dẫn người mù được chăng?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này: "Người mù có thể dẫn người mù được chăng? Cả hai lại không sa xuống hố ư? Môn đệ không trọng hơn Thầy; nếu môn đệ được giống như Thầy, thì kể là hoàn hảo rồi.
"Sao ngươi nhìn cái rác trong mắt anh em, còn cái đà trong chính mắt ngươi thì lại không thấy? Sao ngươi có thể nói với người anh em: "Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh", trong khi chính ngươi không nhìn thấy cái đà trong mắt ngươi. Hỡi kẻ giả hình, hãy lấy cái đà ra khỏi mắt mình trước đã, rồi bấy giờ ngươi sẽ trông rõ để lấy cái rác khỏi mắt anh em ngươi".
Ðó là lời Chúa.

20140912T6 Lc 6, 39-42
Dẫn vào Thánh lễ      
ÔBACE…! TM Hôm qua Chúa dạy các môn đệ phải có lòng nhân từ, yêu thương kẻ thù của mình, TM mà chúng ta sẽ nghe hôm nay Chúa đòi người môn đệ phải sáng suốt, khiêm tốn trong khi có nhiệm vụ sửa lỗi của anh em. T.dự T.lễ hôm nay chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta luôn biết thưa với Chúa: xin cho con biết con. Chỉ khi nào chúng ta biết Chúa thực, thì chúng ta mới biết đích thực về anh chị em chúng ta. Chúng ta biết Chúa để yêu mến, biết mình để khiêm hạ, biết anh chị em chúng ta để yêu thương. Nếu khi nào chúng ta biết sống như thế, thì lúc đó chúng ta mới có bình an và hạnh phúc.T.lễ này chúng ta cũng hiêp cùng các Gd xin tạ ơn Chúa, xin ơn Binh an, Câu cho các Lh Ga.K, Anna, Giuse, Mar, Philemon, Matta, Pet va các Lh Tiên nhân…
 

20140912T6 Lc 6,39-42 CÁI RÁC – CÁI XÀ
      ÔBACE..!  Có câu chuyện ngụ ngôn kể rằng một hôm, con tê giác đang đi uống nước thì nghe tiếng một con chích choè đang hót trên cành cây. Nó bực mình thét to : "Im đi, cái con chim xấu xa. Mầy không thấy tao đang uống nước sao ?"
    Con chích choè không chịu thua, cãi lại : "Bộ ông đẹp đẽ lắm sao? Ông thử soi mặt ông trên mặt nước rồi sẽ biết". 
    Con tê giác nghĩ trong bụng : "Soi thì soi. Ai mà không biết ta là người hoàn hảo". Nhưng vừa nhìn xuống mặt nước, tê giác nhà ta bỗng giật mình vì khám phá một chiếc sừng quái dị nằm ngay trên mũi mình. Biết mình còn xấu xí hơn tất cả các con vật có sừng khác, nó xấu hổ quá.
    ÔBACE..! Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường bị cám dỗ thấy cái rác trong mắt người khác mà không thấy cái xà trong mắt mình; thấy lỗi nho nhỏ của người khác mà không thấy lỗi lầm to lớn nơi bản thân mình; phê phán người khác mà không tự phê phán mình; đó là thứ mù quáng và giả hình mà Chúa Giêsu nhiều lần cảnh cáo bởi vì ai cũng dễ mắc phải.
    Chúa Giêsu không cấm chúng ta góp ý, sửa lỗi cho người khác, nhưng Ngài dặn ta trước hết hãy lấy xà khỏi mắt mình, để thấy rõ mà lấy rác nơi mắt anh em. Khi chúng ta lấy cái xà ra khỏi mắt mình rồi thì chúng ta sẽ có cái nhìn bao dung hơn với tha nhân. 
    Cái nhìn của đôi mắt không có cái xà sẽ không còn là cái nhìn của phê phán, chỉ trích, nhưng là cái nhìn của Chúa Giêsu, một cái nhìn đầy yêu thương, tha thứ, mang lại cho kẻ được nhìn niềm tin yêu, hy vọng. 

    Ước gì với sứ điệp Lời Chúa hôm nay chúng ta hãy xin Chúa cho Chúng ta biết Chúa, xin cho chúng ta  biết chính mình. Biết Chúa để thấy lòng quảng đại yêu thương vô bờ của Chúa; biết chính mình để ý thức về sự yếu đuối, bất toàn của mình, nhờ đó chúng ta sẽ dễ dàng rộng lượng với người khác như Chúa đã đối xử cách đại lượng với chúng ta. Amen.



Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

THA THỨ

20140911T5 Mt 18, 15 – 20
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó, riêng ngươi và nó thôi. Nếu nó nghe ngươi, thì ngươi đã lợi được người anh em. Nếu nó không nghe lời ngươi, hãy đem theo một hoặc hai người nữa, để mọi việc được giải quyết nhờ lời hai hoặc ba nhân chứng. Nếu nó không nghe họ, hãy trình với cộng đoàn. Và nếu nó cũng không nghe cộng đoàn, ngươi hãy kể nó như người ngoại giáo và như người thu thuế.
"Thầy bảo thật các con, những gì các con cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc, và những gì các con tháo gỡ dưới đất, thì trên trời cũng tháo gỡ.
"Thầy lại bảo các con, nếu hai người trong các con, ở dưới đất, mà hiệp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời, sẽ ban cho họ điều đó. Vì ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy".
Ðó là lời Chúa.
20140911T5 Lc 6, 27-38 yêu thương kẻ thù.

Dẫn vào thánh lễ
   ÔBACE..! đó là sứ điệp Lời Chúa mà chúng ta sẽ nghe hôm nay. T.dự T.lễ hôm nay chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta biết biết chọn phần khôn ngoan đích thực là sống như Chúa và làm theo Chúa. Trở nên giống Chúa, chắc chắn chúng con sẽ được đón nhận hạnh phúc vĩnh cửu. T.lễ này chúng ta cũng hiệp ý cùng các gd xin ơn Binh an, được ơn như ý, cầu cho các LH, Lh Ant và Pet

20140911T5 Lc 6, 27-38 yêu thương kẻ thù.
   ÔBACE…! Ghi lại kinh nghiệm sống của mình trong tập nhật ký , bà Maisa Marita vợ của triết gia công giáo người pháp, bà Marita đã viết như sau: "trong cuộc sống thiêng liêng ta không nên so  sánh mình với ai hết, mà chỉ nên so sánh mình với mẫu gương trọn lành của thiên chúa mà thôi. So sánh mình với kẻ khác ta dễ bị cám dỗ nhằm thấy những điểm tiêu cực nơi anh em và trở nên tự kiêu, nhưng nếu nhìn lên mẫu gương trọn lành của chúa ta dược trở nên liên lỉ tiến lên luôn mãi " . Những lời tâm sự trên của bà Maisa Marita hướng chúng ta về với những lời giảng dạy của Chúa Giêsu cho các môn đệ mà t.Lc đã ghi lại trong TM mà chúng ta vừa nghe. Trong đó, Chúa Giêsu mở ra cho các môn đệ của mình những chân trời mới bao la của tình yêu thương như chính Chúa đã yêu thương. Chúa  Giêsu muốn các đồ đệ của ngài sống trọn lành, sống yêu thương như Thiên Chúa Cha "chúng con hãy nhân từ như cha chúng con là đấng nhân từ. Mức độ để đo lường tình yêu thương của chúng ta là không có mức độ nào cả, hay đúng hơn là chính mẫu gương trọn lành vô cùng của Thiên Chúa. Trên trần gian này không ai trong chúng ta sẽ tự phụ cho rằng mình đã đạt đến mức độ trọn lành như Thiên Chúa, vì thế nên mỗi ngày chúng ta cần cố gắng hơn mãi.
     Những hành động yêu thương được Chúa Giêsu nhắc đến mà thánh Luca ghi lại bằng những hành động cụ thể như yêu thương kẻ thù, làm ơn cho kẻ ghét mình, chúc phúc cho kẻ nguyền rủa mình, cầu nguyện cho kẻ vu khống mình, hãy cho đi và không tính toán hơn thiệt, đừng xét đoán hãy tha thứ. Đó là những chân trời mới mở rộng tình yêu thương bác ái huynh đệ của mỗi người đồ đệ chúa. Chúng ta không thể chỉ nói ngoài mới miệng, mà còn phải thực hiện tình yêu thương như Chúa Giêsu đã nêu gương bằng những hành động cụ thể. Đọc lại đoạn tin hôm nay chúng ta cần xét xem mình đã sống những lời dạy của Chúa Giêsu đến mức độ nào rồi?
    Chúa Giêsu mời gọi chúng ta yêu kẻ thù bằng hành động cụ thể đó là giúp đỡ, chúc phúc, và cầu nguyện cho họ. Để làm được điều này đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực thắng vượt tình cảm tự nhiên. Đây không phải là hành vi của kẻ yếu hay của kẻ khờ dại, nhưng là một nhân cách mạnh, một đức tính quả cảm anh hùng.
   Ước gì với sứ điệp Lời Chúa hôm nay chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta một quả tim đủ lớn để chúng ta yêu người chúng ta không ưa. Xin cho vòng tay của chúng ta luôn rộng mở để ôm cả những người thù ghét chúng ta. Amen.










Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

TÁM MỐI PHÚC


20140910 Lc 6, 20-26
"Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi là kẻ giàu có".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu đưa mắt nhìn các môn đệ và nói:
"Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, vì nước Thiên Chúa là của các ngươi. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ đói khát, vì các ngươi sẽ được no đầy. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ phải khóc lóc, vì các ngươi sẽ được vui cười. Phúc cho các ngươi, nếu vì Con Người mà người ta thù ghét, trục xuất và phỉ báng các ngươi, và loại trừ các ngươi như kẻ bất lương, ngày ấy các ngươi hãy hân hoan và reo mừng, vì như thế, phần thưởng các ngươi sẽ bội hậu trên trời. Chính cha ông họ cũng đã đối xử với các tiên tri y như thế.
"Nhưng khốn cho các ngươi là kẻ giàu có, vì các ngươi hiện đã được phần an ủi rồi. Khốn cho các ngươi là kẻ đã được no nê đầy đủ, vì các ngươi sẽ phải đói khát. Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang vui cười, vì các ngươi sẽ ưu sầu khóc lóc. Khốn cho các ngươi khi mọi người đều ca tụng các ngươi, vì chính cha ông họ cũng từng đối xử như vậy với các tiên tri giả".
Ðó là lời Chúa.
20140910T4 Lc 6, 20-26 TÁM MỐI PHÚC THẬT
Dẫn Vào Thánh lễ
ÔBACE..! Sứ điệp lời Chúa mà chúng ta sẽ nghe hôm nay Ðức Giêsu nêu lên bốn mối phúc và bốn mối họa như một lời báo trước những duyệt xét của Ngài trong ngày cánh chung. Bốn mối phúc như là những đòi buộc của Chúa đối với các môn đệ chân chính. Bốn mối họa không phải là lời nguyền rủa nhưng là lời khuyến cáo và tha thiết kêu gọi thống hối ăn năn. Chúng ta đã sống thế nào trước lời nhắn nhủ chân chính của Chúa?      T.dự T.lễ hôm nay chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta luôn biết tháp nhập đời sống của chúng ta vào công cuộc cứu độ của Thiên Chúa, bằng đời sống yêu thương, quan tâm và chia sẻ với anh chị em, để cuộc sống của chúng ta luôn là bài ca tôn vinh Thiên Chúa. Amen.

Chia sẽ 20140910T4 Lc 6, 20-26 TÁM MỐI PHÚC THẬT
ÔBACE..! Như chúng ta biết Mẹ Têrêsa Calcutta là một phụ nữ sống cho tha nhân. Suốt đời Mẹ sống với Phúc Tám Mối của Chúa Giêsu. Mẹ phục vụ cho những người nghèo khó nhất trần gian là để bắt chước lòng nhân từ của Chúa Giêsu. Ngay cả những ngừơi không phải là Kitô hữu đã nhìn vào Mẹ và thấy Mẹ có một điều gì giống như Thiên Chúa và có thể nối kết với Ngài. Một người ăn xin đang nằm hấp hối bên vệ đường thành phố Calcutta, sau khi được cứu sống đã nói với Mẹ: “Trên trần gian này, có điều gì giống với Thiên Chúa không ?” Mẹ trả lời: “ Không, tôi đang cố gắng là một cái gì đó giống như Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa.”Chúa là Đấng Thánh.
 ÔBACE..! Ai trong chúng ta lại chẳng muốn nên thánh, muốn hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc đích thực là thế nào ? Và làm thế nào để đạt được hạnh phúc ấy ? Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Luca đưa ra cho chúng ta một con đường dẫn tới hạnh phúc đích thật bằng chính những lời chúc phúc của Chúa Giêsu mà Mathêu đã gọi là bài giảng trên núi.
    Vậy hạnh phúc có thể mua bằng tiền bạc hay sự giàu có, của cải vật chất không ? Thật ra, giàu có của cải đôi khi lại làm chúng ta ra đảo điên. Bởi vì, thường không bao giờ chúng ta bằng lòng với cái mình có, và vì thế đã có, chúng ta lại muốn có nhiều hơn, thế nên luôn luôn đầu óc chúng ta sẽ phải bận rộn tính toán để tìm cách làm giàu hơn, thế rồi chúng ta lại phải nơm nớp lo sợ những  ánh mắt ghen ghét, dòm ngó và ham thích của cải của mình. Hơn nữa trong lúc cố tạo ra sự giàu sang của cải, đôi khi chúng ta không ngại dùng đến những mánh khóe lừa đảo kẻ khác....
   Như thế, chúng ta sẽ phải tìm hạnh phúc ở đâu ? Chúng ta hãy trở lại với đoạn Tin Mừng hôm nay của Luca, và chúng ta sẽ tìm được lời giải đáp. Thoạt tiên, người ta dễ cảm thấy khó chịu, chói tai bởi những lời chúc phúc xem ra có vẻ nghịch lý của Chúa Giêsu, bởi: phúc cho những người nghèo khó, đói khát, khóc lóc... Đã có không ít người cho rằng Giáo hội của Chúa đã chẳng thực hiện lời chúc này, vì Giáo hội có quá nhiều cơ sở, tài sản đồ sộ, sang trọng, thành ra họ cũng chẳng sống nghèo... Thế nhưng, chúng ta phải hiểu Lời Chúa bằng con mắt đức tin; để thấy rằng Chúa không muốn chúng ta phải luôn luôn nghèo khó, đói khát... để như lời của một bài hát: “Con không xin Chúa giàu sang, cũng đừng để con quá nghèo. Vì nếu quá giàu sang, con dễ bỏ quên Chúa, còn nếu quá đói nghèo, con sẽ liều trộm cắp làm ô danh Chúa trời”. Nhưng mọi lời chúc này phải được đặt vào đời sống tinh thần. Bởi Ngài không cấm Giáo hội và con người có những phương tiện, những điều kiện để hoạt động, miễn là đừng để tâm hồn chúng ta dính bén của cải, đừng làm tôi cho của cải, bởi người giàu có ở đời này khó vào được nước Trời (Mc 10,25) mà hãy biết dùng những giàu sang của cải đời này để mua lấy nước Trời (Lc 12,33). Điều Người mong muốn là tâm hồn chúng ta hãy trở nên nghèo khó, hãy đói khát sự công chính, hãy tìm kiếm những sự trên cao nơi Ngài đang ngự bên hữu Thiên Chúa, nghĩa là chúng ta hãy hướng về đức Kitô phục sinh, mầu nhiệm không ban cho chúng ta tiền bạc, của cải mà là sự bình an (Yn 20,21).
   Các tông đồ hiện thân của đức Kitô và là nền tảng của Giáo hội mà Chúa đã thiết lập, cũng đã ban chính sự bình an của đức Kitô phục sinh, cho mọi người nhờ và qua các bí tích của Hội Thánh. Vậy, chúng ta hãy năng chạy đến với các bí tích của Hội Thánh và như thế chúng ta an tâm vì đã tìm được hạnh phúc đích thực nơi Thiên Chúa.








THỨC SUỐT ĐÊM

20140909T3  Lc 6, 12-19
"Suốt đêm, Người cầu nguyện,
Người chọn mười hai vị mà Người gọi là Tông đồ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Trong những ngày ấy, Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện, và suốt đêm, Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Sáng ngày, Người gọi các môn đệ và chọn mười hai vị mà Người gọi là Tông đồ: Ðó là Simon, mà Người đặt tên là Phêrô, và em ông là Anrê, Giacôbê và Gioan, Philipphê và Bartôlômêô, Matthêu và Tôma, Giacôbê con ông Alphê và Simon cũng gọi là Nhiệt Thành, Giuđa con ông Giacôbê và Giuđa Iscariốt là kẻ phản bội.
Người đi xuống với các ông, và dừng lại trên một khoảng đất bằng phẳng, có nhóm đông môn đệ cùng đoàn lũ dân chúng đông đảo từ khắp xứ Giuđêa, Giêrusalem và miền duyên hải Tyrô và Siđôn đến nghe Người giảng và để được chữa lành mọi bệnh tật. Cả những người bị quỷ ô uế hành hạ cũng được chữa khỏi, và tất cả đám đông tìm cách chạm tới Người, vì tự nơi Người phát xuất một sức mạnh chữa lành mọi người.
Ðó là lời Chúa.

20140909T3  Lc 6, 12-19
Dẫn vào Thánh lễ
ÔBACE..!Sứ điệp Lời Chúa mà chúng ta sẽ nghe hôm nay Chúa Giêsu cầu nguyện và chọn nhóm mười hai để họ tiếp tục sứ mạng mà Ngừơi trao phó.  T.dự T.lễ hôm nay chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta biết sống tình con thảo để trung thành thực thi ý Chúa trong mọi công việc.

Chia sẽ 20140909T3  Lc 6, 12-19
ÔBACE..! Một mẩu chuyện của một người Phi châu kể lại rằng: Một người Ả Rập sống ở sa mạc có thói quen mằn sát xuống đất, úp tai lên cát từng giờ lâu. Có người hỏi tại sao làm thế. Anh ta giải thích như sau: “ Tôi nghe sa mạc khóc, vì nó rất muốn được làm một mảnh vườn xinh tươi.”
Sa mạc mong mỏi được trở thành mảnh vườn xinh tươi. Cũng thế, tâm hồn con người luôn mong ước điều thiện hảo. Điều thiện hảo chỉ có được khi con người biết nỗ lực hành động theo thánh ý Chúa, sống kết hiệp với ngài bằng đời sống cầu nguyện. Nếu đời sống con người tách rời khỏi Thiên Chúa thì nó cũng sẽ trở thành cằn khô nóng cháy, như sa mạc thiếu nguồn nứơc.
Sống đời cầu nguyện, người Kitô hữu phải luôn cầu nguyện, sống kết hiệp với Thiên Chúa trong mọi phút giây của cuộc sống. Cầu nguyện chính là không khí thiêng liêng để chúng ta hít thở sức sống của Thiên Chúa. Sống đời cầu nguyện kết hiệp với Thiên Chúa cách mật thiết sẽ giúp người Kitô hữu nhận ra thánh ý Thiên Chúa để sống đẹp lòng Ngài.
Mang danh là Kitô hữu, là tông đồ của Chúa, chúng ta đặt trọn niềm tin – yêu – cậy – mến nơi Thiên Chúa, sống trọn tình con thảo và trở nên khí cụ hữu hiệu loan báo tình thương của Chúa cho mọi ngừơi.

Chúng ta là hình ảnh của Chúa, Là người người theo Chúa chúng ta phải luôn ý thức mình là người được gọi  - chọn cách đặc biệt, nhất là phải luôn cố gắng đào luyện chính mình để sống tinh thần hợp nhất với Giáo xư, Giáo hội, luôn nỗ lực làm cho danh Chúa ngày một rạng sáng qua việc hàng ngày của chúng ta



 

TRUNG THU

20140908T2 Mc 10, 13-16 TRUNG THU
    ÔBACE…!,lời đầu tiên Quý cha, thầy, quý chức, các AC GLV, các bậc phụ huynh, các anh các chị chúc mừng TẾT TRUNG THU của chúng con. Cha đố thiếu nhi chúng con.     1. Tết Trung Thu còn có tên gọi nào khác ? a. Tết Trông Trăng b. Tết Thiếu Nhi/ Tết Nhi Đồng. 2. Tết Trung Thu là ngày Tết dành riêng cho ai ? a. Thiếu Niên Nhi Đồng            3. Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung thu là ai ? c. Chú Cuội và Chị Hằng 4. Theo truyện Cổ Tích, ai là người Việt Nam đầu tiên lên Mặt Trăng ?b. Chú Cuội 5. Sự tích Chú Cuội gắn liền với cây gì ?b. Cây Đa. 6. Lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt Trăng là vào năm nào ? a. 1968b. 1969c. 1970  (21/7/1969, lúc 2h 56’ 20’’, nhà du hành vũ trụ người Mỹ, tên là Neil Amstrong đã đặt chân lên Mặt Trăng. Đây cũng là lần đầu tiên con người đặt chân lên một nơi không phải là Trái Đất).
     ÔBACE…! Ngày xưa có nhiều em bé đùa vui bên Chúa Giêsu, các em có biết ai đã dẫn các em đó đến với Đức Giêsu không, và đến với Chúa để làm gì? Thưa, Bố mẹ các em đã dẫn các em đến với Chúa Giêsu để xin Chúa đặt tay chúc lành cho các em.
    Thế còn tối nay cha thấy cũng thấy có nhiều nhiều thiếu nhi đến đây với Chúa Giêsu. Vậy, có ai dẫn các em đến đây không và đến để làm gì? Con có mẹ dẫn đi, và đến đây để dự lễ Tết Trung Thụ.
À, ngoài cái gọi là Tết Trung Thu đó, chắc chắn bố mẹ, ông bà, AC GLV, BHG còn muốn cho các em một điều quan trọng hơn cả, đó là gì, em nào biết? Xin phúc lành của Chúa Giêsu.
Tại sao mọi người lại quan tâm đến các em đến thế? Thưa Vì chúng con là trẻ con
Trẻ con, nhưng các em trong tương lai sẽ là ai? Thưa : là người lớn ạ.
Tương lai các em sẽ là những ông bố bà mẹ, những người lãnh đạo trong giáo xứ, mở rộng ra là đất nước và Giáo hội này đấy.
Như các em biết đấy, trẻ em hay la ó, quấy rầy, làm mất thời giờ của người lớn, nên hay bị coi nhẹ, lúc trước lễ, các ông bà quản, các anh các chị GLV đã vất vả lắm khi giữ trật tự cho các em, có em còn la nữa, như ngay trong Tin Mừng hôm nay, chính các môn đệ  đã xua đuổi trẻ đi. các môn đệ  đã xua đuổi trẻ đi Thấy vậy, Chúa Giêsu có bằng lòng không?
Không. Ngài không hài lòng, Ngài bảo các ông đừng ngăn cản chúng. Ngài nói: “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cản chúng, vì Nước Trời thuộc về những ai giống như chúng” (Mc 10,14). Cái hình Chúa ôm các em vào lòng và đặt tay chúc lành cho chúng thật là đẹp.
Các em có hiểu tại sao Chúa Giêsu lại nói: “Vì Nước Trời là của những người giống như trẻ nhỏ “ không ? Thưa, bởi vì trẻ nhỏ hoàn toàn tin tưởng và phó thác nơi cha mẹ. Trẻ nhỏ biết vâng lời cha mẹ, không cần lý luận xem tại sao cha mẹ bảo làm thế, trẻ nhỏ không so đo tính toán lời lỗ, hơn thiệt… Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ là nhất, cha mẹ làm gì cũng đúng, nói gì cũng hay, nên các em an tâm lắm.
Ngoài ra, trẻ nhỏ còn đơn sơ thật thà, có sao nói vậy, không thêm bớt, không hằn thù, không mưu mô, không làm hại ai. Các em đã thực hiện lời Chúa nói : “đơn sơ như bồ câu” (Mt 10,16). Vì thế, người ta thường nói về sự đơn sơ thật thà của trẻ em qua kinh nghiệm hằng ngày : “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ” (Tục ngữ).
 Thiếu nhi chúng con quý mến Hôm nay, nhìn lên bầu trời, chúng ta trông thấy trăng thanh gió mát. Trăng tròn và sáng nữa. Nên Giáo hội cầu nguyện “cho đời các em sáng đẹp tựa trăng rằm đấy, và không ngừng phản ánh Chúa Kitô là Mặt Trời công chính”.
 Trăng Tết Trung Thu sáng và tròn, nhưng vẫn có vầng xám, vẩn đục mà chúng ta quen gọi là cây đa với thằng Cuội.
Với bài hát: “Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già, ôm một mối lo. Cuội ơi, ta nói Cuội nghe: Ở cung trăng mãi làm gì Cuội ơi”!
Tại sao các em lại nhìn lên ông trăng mà gọi thằng Cuội ? Thằng Cuội là ai ? Tại sao Cuội phải ngồi ôm gốc cây ? Ở mãi cung trăng để làm gì ?
Trong kho tàng ca dao tục ngữ, cha thấy có một câu thơ lục bát:
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa,              Bỏ trâu ăn lúa, gọi cha ời ời.
Cha còn cắt cỏ trên đồi                       Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.
Dân gian vẫn thường hát:                    Bắc thang lên đến tận mây
Hỏi sao Cuội phải ôm cây cả ngày ? Cuội nghe hỏi thế, Cuội cười:
Bởi hay nói dối nên ngồi ôm cây.       Hóa ra thằng Cuội trả lời là vì hay nói dối. Thảo nào, thiên hạ mới có câu tục ngữ rất quen: “Nói dối như Cuội”.
Nhân ngày Tết Trung thu, Cha ước gì thiếu nhi chúng con luôn sống đơn sơ thật thà như Chúa Giêsu đã dạy: “Hễ có thì nói có, không thì nói không”(Mt 5,37; Gc 5,12). Đừng có bao giờ nói dối.
Quý ÔBACE, và quý phụ huynh rất thân mến! Hôm nay, ngày Tết Trung Thu của các em, ai trong chúng ta cũng không muốn trời mưa hay bầu trời nhiều mây vẩn đục che mất ánh trăng, làm cho Tết Trung Thu bớt vui. Trái lại, muốn cho trời tạnh ráo, trời trong thanh để con em chúng ta có thể ngắm trăng sáng vằng vặc trên bầu trời, ngắm thằng Cuội, lễ và rước đèn xong vừa ngắm trăng vừa nhâm nhi vài miếng bánh ngọt…nói đến vài miếng bánh ngọt cha xin được chia sẽ một tâm sự qua bài thơ của một người rất gần với với thiếu nhi chúng con khi nghe tin năm nay không có quà, nội dung thế này :
Trung thu này chẳng có quà                       Thiếu nhi đi lễ xong là về luôn     
Nghe qua cũng thấy buồn buồn                 Biết làm sao được Giáo đường đang xây
Thiếu nhi má đỏ hây hây                             Cứ mong, cứ ngóng đến ngày Trung thu
Thôi mình vì Chúa Giêsu                            Chẳng cần quà để trùng tu Thánh đường
Thiếu nhi bé nhỏ thân thương                    Hy sinh một chút để nhường việc công
Cho tình yêu Chúa trổ bông            Mỗi em một đoá đẹp không mọi người ? …Kim Liên

Một lần nữa Quý cha, thầy, quý chức, các AC GLV, các bậc phụ huynh, và hết mọi người cầu chúc tất cả các thiếu nhi mạnh khỏe khôn ngoan, bước vào năm học mới với nhiều niềm vui và ơn thánh Chúa, để trở nên những trò giỏi con ngoan, thiếu nhi ngoan hiền của Chúa Giêsu, càng thêm thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và ơn nghĩa Chúa, cũng như sự mến chuộng của mọi người. Chúc các bậc phụ huynh ấm êm hạnh phúc, trở nên cha mẹ mẫu mực cho đàn con. Amen.

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

GIÚP NHAU NÊN TỐT

20140906T7 Mt 18, 15 – 20
"Nếu nó nghe ngươi, thì ngươi đã lợi được người anh em".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó, riêng ngươi và nó thôi. Nếu nó nghe ngươi, thì ngươi đã lợi được người anh em. Nếu nó không nghe lời ngươi, hãy đem theo một hoặc hai người nữa, để mọi việc được giải quyết nhờ lời hai hoặc ba nhân chứng. Nếu nó không nghe họ, hãy trình với cộng đoàn. Và nếu nó cũng không nghe cộng đoàn, ngươi hãy kể nó như người ngoại giáo và như người thu thuế.
"Thầy bảo thật các con, những gì các con cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc, và những gì các con tháo gỡ dưới đất, thì trên trời cũng tháo gỡ.
"Thầy lại bảo các con, nếu hai người trong các con, ở dưới đất, mà hiệp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời, sẽ ban cho họ điều đó. Vì ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy".
Ðó là lời Chúa.
20140906T7 Mt 18, 15 - 20
Dẫn vào Thánh lễ
ÔBACE…! Sứ điệp Lời Chúa mà chúng ta sẽ nghe hôm nay Đức Giêsu dạy các tín hữu trong cộng đoàn phải sửa lỗi cho nhau trong tình anh em.    T.dự T.lễ hôm nay chúng ta hãy lắng nghe Lời Chúa dạy ta phải sửa lỗi cho nhau cách nào. Và chúng ta hãy tha thiết xin Chúa giúp mỗi người chúng ta can đảm lấy tình thương mà sửa lỗi cho những anh chị em của ta. T.lễ này chúng ta cũng hiệp ý cầu Ga.B, Anna và Vinc..

Chia sẽ 20140907 CN XXIII TN A
 GIÚP NHAU NÊN TỐT VÀ GIÚP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐOÀN
    ÔBACE…!Khi đọc lại đoạn Tin Mừng trên, hẳn mỗi người chúng ta đều bật cười và lẩm bẩm rằng: Chúa Giêsu dạy thật có lý, vì rõ ràng đức bác ái dạy rất phù hợp với đạo tự nhiên của con người, bằng chứng là lúc chưa được may mắn nghe Tin Mừng của Chúa, mọi người chúng ta đã từng dạy con cháu trong đạo xử thế: "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ".
    Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng lặp lại cùng một tư tưởng đó nhưng với kiểu văn châm biếm: "Hãy lấy cái đà ra khỏi mắt ngươi trước đã thì ngươi sẽ thấy rõ để lấy hạt bụi ra khỏi mắt anh em ngươi". Qua đó chúng ta nhận thấy rằng, trong cái triết lý đời sống nơi trần gian này cũng như của đời sống vĩnh cửu, chúng ta phải tôn trọng vì theo nguyên tắc: "Muốn cho đi thì phải có trước đã, vì không ai có thể cho cái mình không có bao giờ". Cũng như muốn làm việc gì, chúng ta phải biết mình có khả năng hay không. Và trong lời dạy của Chúa Giêsu bao giờ cũng tiềm tàng đức bác ái và tinh thần khiêm nhượng trong đó. Trong việc giúp đỡ người khác là anh em thì tôi phải kính trọng họ, tôi phải nhận thấy rõ chính tôi cũng là người tội lỗi yếu đuối như bao người khác trước mặt Thiên Chúa chí tôn chí thánh.
ÔBACE…!Khi còn ở chủng viện, Đức Cha Giuse, lúc bấy giờ là Đức Ông Giám Đốc đại chủng viện thánh Giuse – Xuân Lộc, ngài vẫn thường nói với các chủng sinh, “cha không đòi chúng con phải là thánh ngay, nhưng cha muốn chúng con tập luyện mỗi ngày. Cha đã tập luyện đến bạc cả đầu mà vẫn phải tập luyện, có lẽ đến chết mới hết tập luyện. Mỗi khi chúng con phạm lỗi, cha không nhắc nhở ngay, cha luôn đợi đến khi nào không còn tức giận, về lỗi chúng con phạm, rồi cha mới khuyên răn chúng con”.
Đó cũng là điều Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta hôm nay. Cần giữ cho mình thái độ bình tĩnh, tôn trọng tha nhân, cho dù họ có lỗi nặng nề đi chăng nữa, họ vẫn còn có thể diện, lòng tự trọng, phẩm giá cao quý của một con người. Cho dù anh em có lỗi lầm thiếu xót, nhưng họ vẫn là anh em ta, vì thế cần phải khôn ngoan, khéo léo, trong việc sửa lỗi anh em. Luôn biết tôn trọng danh dự, thể diện của anh em, đừng làm cho họ tự ái, mất thể diện. Cần kiên trì nhẫn nại, bao dung, cảm thông với anh em mình. Hơn nữa, phải ý thức “nhân vô thập toàn”, chẳng ai là người vô tội, không có lỗi lầm thiếu xót. Vì vậy, trước khi sửa lỗi tha nhân, cần ý thức mình cũng là tội nhân, cần phải được người khác sửa dạy, góp ý. Cần sửa lỗi anh em vì yêu chứ không vì đố kỵ, ghen ghét thấp hèn.
Sửa lỗi cho nhau là cả một nghệ thuật vì thế nên đòi hỏi chúng ta phải tuân theo 4 bước mà Chúa Giêsu đưa ra trong Tin Mừng hôm nay để sửa lỗi anh em.
-     Bước thứ nhất là đối thoại. Đối thoại là giúp họ nhận ra việc họ làm, lời họ nói là sai. Đối thoại để họ nhận ra lầm lỗi, để họ ý thức được việc họ làm, lời họ nói là xấu, là sai với đạo lý làm người.
-     Bước thứ hai cần thêm người khác tác động. Có thể là bạn bè thân hữu của người phạm lỗi, hay có thể là người có uy tín trong cộng đoàn. Người khác tác động là người có liên quan đến người phạm lỗi chứ không phải bạ ai cũng nói, gặp ai cũng chia sẻ, làm như thế người có lỗi chỉ thêm mặc cảm vì lỗi của mình, và oán ghét chúng ta hơn là biết ơn chúng ta.

-     Bước thứ ba là đưa ra cộng đồng. Người ta vẫn thường nói "xã có phép tắc của xã. Làng có khuôn phép của làng". Mỗi một đơn vị đều có những lề thói giúp nhau sống kỷ cương và đảm bảo an ninh xã hội. Thế nên, cộng đồng sẽ giúp cho con người sống tốt hơn và cho môi trường sống được lành mạnh và an bình hơn
-     Bước thứ tư: hãy cùng nhau hợp lời cầu nguyện cho họ. Trên hết mọi sự là hãy cầu nguyện cho người anh em chúng ta. Lời cầu nguyện của chúng ta vì nhu cầu cộng đoàn và cho cộng đoàn sẽ được Chúa chấp nhận.
    Ước gì với sứ điệp Lời Chúa hôm nay chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta một tấm lòng khiêm tốn để nhận ra sự yếu đuối tội lỗi của mình mà sẵn lòng đón nhận lời góp ý, sửa lỗi của anh em. Vì "kẻ dám chê ta mới thật là thầy và là bạn ta, còn kẻ nịnh hót, tâng bốc ta chỉ làm hại cuộc đời ta". Xin Chúa soi lòng mở trí để chúng ta luôn dám nói sự thật với anh em, cho dẫu sự thật mất lòng nhưng là cách tốt nhất để kiện toàn anh em nên trọn hảo hơn. Amen.

Bài 2 : 20140907 CN XXIII TN A 
GIÚP NHAU NÊN TỐT VÀ GIÚP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐOÀN
    
ÔBACE…! Hôm qua tôi có đọc một bài viết của một sinh viên Nhật du học tại Việt nam đã gây sốc cho cộng đồng mạng. Trong bài viết đó, sinh viên nhận xét về đời sống cộng đồng của người Việt như sau : Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. 
    Chúng ta cũng có một nước Việt để tự hào : Thật đáng tự hào khi chúng ta được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn.
     Bạn SV Nhật đó thấy một số nhà tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các xóm, các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, thế là họ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Cũng có 1 lần có một ông kia kể cho tôi nghe tình trạng bi thảm của mình khi đi sau xe khách, thình lình hứng nguyên một bịch đen vào mặt của người say xe.
     ÔBACE..! Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong vài năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi ?    ÔBACE..!, thật đáng tiếc là lối sống cá nhân, bữa bãi, thiếu tinh thần chung vừa được nhắc đến ở trên cũng vẫn đang ảnh hưởng trong đời sống của cộng đoàn, của giáo xứ. Bên cạnh đó, nhiều người nhân danh dân chủ cách sai lạc để gây biết bao rắc rối, chia rẽ trong cộng đoàn, trong giáo xứ chỉ vì không thuận theo ý mình.
     Các bài đọc Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta biết giúp nhau nên hoàn thiện và cùng nhau xây dựng cộng đoàn nên tốt đẹp hơn. Bài đọc một, Lời Thiên Chúa nhắc cho Ezekiel nhớ về trách nhiệm của ông là phải giúp anh em mình sửa chữa lỗi lầm. Vì là một trách nhiệm nên ông không thể không thi hành, dù người anh em đó có nghe hay không nghe, có đón nhận sự sửa dạy hay từ chối, thì ông vẫn phải lên tiếng. Ta đã đặt người làm người canh gác cho Israel, ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta và thay Ta báo cho chúng biết. Chi tiết này cho thấy rằng, vị tiên tri có nói, là nói những lời ông đã đón nhận từ nơi Chúa, thông truyền là thông truyền ý của Thiên Chúa, chứ ông không được phép nói theo ý kiến cá nhân hay nói lời của ông mà không phải ý Chúa.
      Không những thế, Thiên Chúa còn đòi chúng ta phải chịu trách nhiệm về số phận đời đời của anh em mình khi thấy họ rơi vào con đường sai lầm, mà mình không lên tiếng cảnh báo : Kẻ gian ác sẽ phải chết vì sự gian ác của nó, nhưng nếu ngươi không lên tiếng cảnh báo nó để nó từ bỏ con đường xấu xa, Ta sẽ đòi ngươi nợ máu của nó. Ngược lại, ngươi đã cảnh báo nó, nhưng nó không nghe, nó sẽ phải chết, và ngươi sẽ được vô tội.
    
 Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta những bước đi cần thiết trong việc giúp anh chị em mình nhận ra sai lỗi của bản thân. Bước thứ nhất là gặp gỡ cá nhân trong tinh thần xây dựng: Nếu người anh em ngươi trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó nghe anh, thì anh đã chinh phục được một người anh em. Bước thứ hai là khuyên nhủ anh em trong một nhóm nhỏ có tính cách kín đáo nội bộ. Nếu cả hai bước trên đều thất bại và người kia vẫn cứng lòng, thì đến bước thứ ba : Hãy đem đến trước cộng đoàn Hội Thánh, để ở nơi đây, với uy tín và tính cách của cộng đoàn, và vì trách nhiệm cũng như bổn phận của đương sự với cộng đoàn, hy vọng là kẻ làm điều sai trái sẽ nhận ra sự sai lỗi của mình mà hoán cải. Nếu đến mức này, mà kẻ ấy còn cứng lòng, thì hãy kể nó như một người dân ngoại.
       Chúa Giêsu đã hướng dẫn những bước đi hết sức thận trọng, khôn ngoan như thế để vừa tôn trọng danh dự người anh em, vừa mang lại lợi ích cho họ. Nếu họ thiện chí và khiêm tốn nhận ra sự sai lầm của mình, họ sẽ được cứu rỗi. Mục đích của việc sửa sai cho anh em là để giúp họ từ bỏ con đường sai trái và nên hoàn thiện hơn, đồng thời góp phần làm cho cuộc sống của cộng đoàn thêm gắn bó với nhau hơn. Vì cộng đoàn Giáo hội là một cộng đoàn thuộc về Chúa Kitô, cộng đoàn của tình yêu thương bác ái, mà trong đó, mỗi thành viên không chỉ có quyền lợi mà còn có trách nhiệm xây dựng và trách nhiệm về phần rỗi linh hồn của nhau ; đồng thời, mỗi người còn phải đem tình yêu thương làm nền tảng trong mọi cách, mọi trường hợp cư xử với nhau.
       Tuần trước tôi có dịp lên SG vô tình nhìn thấy cặp vợ chồng ẩu đả, đánh nhau ngay trên đường. Tôi lại nghĩ đến gia đình của chúng ta hôm nay, Gia đình phải là một cộng đoàn yêu thương mà trước hết, cha mẹ là những người có quyền và có bổn phận phải lấy tình yêu thương làm nền tảng cho gia đình ; có bổn phận nhắc nhở, dạy dỗ con cái, sửa sai khi chúng đi trật đường. Hãy biết “đóng cửa bảo nhau” mỗi khi thấy thành viên của gia đình đi lạc đường, đừng vội nóng nảy, quát tháo, chửi bới, cũng đừng bắt hàng xóm phải nghe mình “dạy vợ dạy con”, đừng bắt họ phải nghe chuyện của nhà mình. Kế đến, hãy dùng tình yêu thương, sự kiên nhẫn và đời sống gương sáng để giúp người thân của mình từ bỏ con đường xấu xa, tội lỗi, trở về đường ngay nẻo chính. Có nhiều bậc cha mẹ đã không quan tâm đền bổn phận này, hoặc do mải mê với công việc khiến quên trách nhiệm dạy dỗ con cái, hoặc do đồng lõa mà làm ngơ trước những sai lầm của con cái, và còn có những người vì lý do kinh tế, nên không dám lên tiếng cảnh cáo con cái khi chúng làm điều sai.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta luôn ý thức trách nhiệm của mình là xây dựng sự hiệp thông và hiệp nhất trong cộng đoàn, lấy tình yêu thương để cư xử với nhau, lấy đức bác ái để giúp nhau nên hoàn thiện, và cảm nhận được Lời Chúa trong thư Phaolô hôm nay: Anh em đừng mắc nợ nhau điều gì ngoài tình thương mến. Amen.


01. Nếu người anh em của anh trót phạm tội thì anh làm gì? (Mt 18,15)a. Hãy đi sửa lỗi nó. 02. và nó chịu nghe anh, thì anh đã làm gì? (Mt 18,15) b. Chinh phục được người anh em. 03. Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, ngay cả Hội Thánh nó cũng chẳng nghe thì kể nó như là gì? (Mt 18,15-17)a. 1 người thu thuế. c. 1 người ngoại. 04. Nếu ở dưới đất, 2 người trong anh em làm gì thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho? (Mt 18,19)b. Hợp lời cầu xin bất cứ điều gì.. 05. Ở đâu có 2, 3 người hợp lại nhân danh Thầy, … … … (Mt 18, 20) a. Thì có Thầy ở đấy, giữa họ. 04. Nếu ở dưới đất, 2 người trong anh em làm gì thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho? (Mt 18,19)b. Hợp lời cầu xin bất cứ điều gì..

Bài 3 : 20140907 CN 23 TN A  Mt 18, 15 -19
XÂY DỰNG CỘNG ĐOÀN YÊU THƯƠNG HIỆP NHẤT
ÔBACE…! Lời Chúa qua Tin Mừng thánh Mathêu mà chúng ta vừa nghe mời gọi mỗi người chúng ta  suy nghĩ về đời sống chung với hết mọi người, để có thái độ xứng hợp của người con cái Chúa, là những thiếu nhi ngoan của Gx Phú lâm này và  để có thể xây dựng một cộng đoàn yêu thương và hiệp nhất.
Như các em biết đấy, cuộc sống chung quanh chúng ta luôn đổi thay và mọi sự vật đều có vẻ riêng biệt của nó. Nhìn vào gia đình thiếu nhi chúng con, chúng con sẽ thấy mỗi người mỗi vẻ, mỗi người mỗi khác, và mỗi người một tính nết, mỗi một thành viên đều có lối suy nghĩ và cách hành xử cũng rất riêng. Và khi nhìn rộng ra ngoài xóm làng, xứ đạo, thiếu nhi chúng con cũng dễ thấy sự khác biệt này nơi mỗi người, mỗi gia đình và mỗi khu xóm. Và hẳn chúng con cũng cảm nghiệm thấy có sự khác biệt giữa các thành viên trong nhóm bạn bè của chúng con. Sự khác biệt về tính tình, về nếp suy nghĩ về thái độ cư xử, đôi khi dẫn đến những xung khắc hay những tranh chấp thật đáng tiếc, vì không hiểu nhau và do đó không cảm thông được với nhau.
Vậy phải chăng sự khác biệt này là một điều xấu? Thưa rằng không. Ngược lại là đàng khác. Sự khác biệt này là một hồng ân Chúa ban, vì nhờ đó mà cuộc sống này thêm phong phú, giàu ý nghĩa, vì có sự hỗ trợ nhau, bổ túc cho nhau. Nói khác đi là có một mối tương quan yêu thương và bác ái giữa những khác biệt để làm cho cuộc sống luôn phát triển trong tin yêu và vui tươi, nếu các thành viên biết đón nhận những khác biệt của nhau, và nhất là biết khiêm tốn từ bỏ ý riêng mà tôn trọng anh chị em mình, với tất cả tình yêu và lòng chân thành phục vụ.
Thánh Matthêu thuật lại lời dạy của Chúa về việc phải đối xử thế nào khi cộng đoàn phải gánh chịu những người con không sống cho cộng đoàn và luôn muốn tách mình ra khỏi cộng đoàn.
Chúa dạy “Nếu người anh em của con trót phạm tội, thì con hãy đi sửa lỗi nó, một mình con với nó thôi”. Ở đây Chúa nêu rõ nguyên tắc sửa lỗi trong âm thầm và tôn trọng danh dự của người anh em  mình, chứ không phải chỉ trích, phê bình hay nói hành nói xấu, thiếu sự tôn trọng anh em. “Nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa. Nếu nó không nghe họ thì hãy đi thưa Hội Thánh”. Lẽ thường, ta dễ cho mình là đúng. Vì thế, để tránh sự tự cao tự đại nơi các môn đệ Chúa, coi mình hơn anh em, Chúa mời gọi ta hãy hành xử cùng với cộng đoàn, nghĩa là tất cả vì ích lợi của cộng đoàn, chứ không phải vì ý riêng ta.
 “nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay như một người thu thuế.”
Thiếu nhi yêu quý, ông bà ta thường nói “qúa tam ba bận”, là hết không còn cách cứu vãn. Ở đây, Chúa Giêsu lại mời gọi ta: ngay cả khi như đã mất người anh em, ta vẫn phải tôn trọng họ, vì dẫu sao, họ vẫn là hình ảnh của Chúa và là người anh chị em, bạn hữu của ta. Là người ngoại hay là người thu thuế, nghĩa là một ngày nào đó, họ vẫn có thể có cơ hội được Chúa mời gọi để trở thành môn đệ của Chúa, như trường hợp của thánh Mathêu, Lêvi.
Tôn trọng nhau, tôn trọng những khác biệt của nhau và biết đón nhận những khác biệt ấy là những nguyên tắc và bí quyết để xây dựng một cộng đoàn hiệp nhất yêu thương. Cộng đoàn ấy có thể là gia đình, có thể là nhóm bạn, có thể là khu xóm, là giáo xứ… của chúng ta.
Vậy Ước gì với sứ điệp Lời Chúa hôm nay chúng ta hãy xin Chúa giúp đỡ, để chúng ta luôn biết tôn trọng và đón nhận những khác biệt của anh chị em chung quanh, của bạn bè trong nhóm, để chúng ta biết làm cho cuộc sống chúng ta luôn hòa hợp với hết mọi người, và để cuộc sống của chúng ta hôm nay và ngày mai là một đóng góp hữu ích cho cộng đoàn thêm phong phú, thêm vui tươi và thêm yêu thương. Amen .