20140914CN 24 TN A LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ
Dẫn Vào
Thánh Lễ
ÔBACE…!TM
mà chúng ta sẽ nghe hôm nay trong cuộc đối thoại với ông Nicôđêmô, Đức Giêsu nhắc
lại hình ảnh con rắn đồng được treo lên trong sa mạc thời Xuất hành, khi đề cập
đến tội lỗi của con người. Bằng cách gợi lại hình ảnh con rắn đồng được treo
lên trong sa mạc khi xưa, Đức Giêsu mạc khải cho thấy chính Ngài cũng bị treo
lên như vậy. Đồng thời Ngài cũng cho thấy về tình thương của Thiên Chúa đã dành
cho thế gian qua việc trao ban Con Một Ngài, để những ai tin vào Con Ngài thì
được sống đời đời. T.dự T.lễ Hôm nay chúng ta cũng hiệp ý cầu cho các Lh Giuse
và Anna
Chia sẽ 20140914CN 24 TN A LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ
ÔBACE… Có lần kia Đôi bạn trẻ nọ, trước khi
cử hành lễ cưới mấy ngày. Cha xứ kia ngài hỏi, “chúng con có hiểu được những
khó khăn của đời sống vợ chồng, có vác thánh giá cho nhau suốt cả cuộc đời, bằng
việc hy sinh, từ bỏ, chấp nhận, yêu thương tha thứ cho nhau”không. Họ vui vẻ trả
lời “Dạ, được a, có gì đâu cha”. Thế nhưng chỉ ba tháng sau, họ dẫn nhau vào
cha xứ đòi chia tay, anh chồng nói “con không muốn vác thập giá, không muốn hy
sinh…”. Dù lập gia đình được chồng rất yêu thương, nhưng Cô bạn gái kia không
muốn bị ràng buộc, ép mình trong khuôn khổ. Đứng núi này trông núi nọ, cô kết
thúc cuộc tình ngắn ngủi, chạy theo người khác, cứ vậy ba bốn đời chồng, không
kể những cuộc tình vụng trộm,chóng vắn, mà cô vẫn cảm thấy không hạnh phúc. Kết
cục mang trong mình cơn bệnh hiểm nghèo, thân tàn ma dại, thoi thóp chờ chết,
trong đau đớn, cô đơn và tuyệt vọng. Tương tự, trường hợp của anh chàng kia
cũng thế. Gia đình giàu có, nhưng lại lao mình vào cờ bạc rượu chè, tửu sắc, để
rồi tán gia bại sản, đi vào con đường nợ nần, trộm cắp, tù tội….
ÔBACE…! Trên đồi Golgotha cách đây hơn hai
ngàn năm, có 3 tử tội trên thập giá. Ba con người đều chết trên thập giá với ba
thái độ khác nhau. Đó chính là Thầy Giêsu ở giữa. Một người bên hữu được gọi là
trộm lành. Một người bên tả truyền thống vẫn gọi là trộm dữ.
Thầy Giêsu, một con người đã tự nguyện vác
thập giá để cứu độ chúng sinh.
Người thứ hai là anh trộm lành. Anh là một
tội nhân. Anh đón nhận hình phạt và cái chết vì chính tội của mình. Nhưng anh
là một con người biết phải trái. Anh biết việc mình làm là đáng tội, là đáng phải
chịu hình phạt. Cuộc đời anh chưa làm điều gì tốt cho tha nhân. Anh đã sống một
cuộc đời chỉ làm hại người khác. Thế nên, anh đã nói với Chúa: “Tôi đã bị như
thế này là xứng đáng với tội của tôi”. Anh đón nhận thập giá để đền bù những lầm
lỗi đã qua. Anh chấp nhận cái chết nhục nhã như là hình phạt đích đáng vì tội của
mình. Anh đã tìm được bình an trong giờ phút cuối cùng của đời người. Anh đi
vào cái chết với tâm hồn thanh thản vì anh đã đền bù những lầm lỗi của quá khứ
cuộc đời.
Người thứ ba là anh trộm dữ chỉ tìm hưởng
thụ cho bản thân. Vì ham muốn danh lợi thú anh đã sẵn sàng hạ thấp nhân phẩm
mình và chà đạp phẩm giá của tha nhân. Anh đang có nhiều toan tính để hưởng thụ.
Thế nên, anh không chấp nhận thập giá trên vai anh. Anh không chấp nhận kết
thúc cuộc đời bằng cái chết bi thảm trên thập giá. Anh đòi quyền sống. Sống để
hưởng thụ. Anh nổi loạn vì đời anh còn quá trẻ, còn quá nhiều tham vọng nên anh
không thể chấp nhận cái chết đến với mình. Thế nhưng, anh vẫn phải chịu hình phạt
vì tội của mình. Công lý đòi buộc anh phải thi hành, dầu anh không muốn. Thập
giá làm cho anh đau khổ. Cái chết làm cho anh nổi loạn. Anh nguyền rủa trời,
nguyền rủa đất và xúc phạm cả đến Thầy Giêsu, một con người đang phải chịu cái
chết vì đã liên đới với anh. Anh đã chết trong sự hoảng loạn và khổ đau.
Ba con Người ba cái chết : Giêsu chết vì tội chúng ta, tự nguyện vác thập
giá để cứu độ chúng sinh. Người trộm
lành đã đi vào cái chết với tâm hồn
thanh thản vì anh đã đền bù những lầm lỗi của quá khứ cuộc đời. Người thứ ba là
anh trộm dữ với cái chết trong sự hoảng loạn và khổ đau.
Còn mỗi Mỗi người chúng ta, chúng ta đang sống
một cuộc đời cho chính mình. Mỗi người chúng ta đang đón nhận thập giá cũng với
những thái độ khác nhau. Có người chấp nhận thập giá để đền tội. Có người chấp
nhận thập giá vì lòng yêu mến tha nhân. Và cũng có người đang từ chối thập gía
trong cuộc đời. Hạnh phúc hay đau khổ tuỳ thuộc vào việc chọn lựa sống của
chúng ta. Nhưng dù con người có muốn hay không? Thập giá vẫn hiện diện. Thập
giá của bổn phận. Thập giá của hy sinh từ bỏ những tham lam bất chính, những
ham muốn tội lỗi, những ích kỷ tầm thường. Đón nhận thập giá sẽ mang lại cho ta
tâm hồn bình an vì đã sống đúng với bổn phận làm người. Đón nhận thập giá còn
là cơ hội để ta đền bù những thiếu sót trong cuộc sống của mình và của tha
nhân. Đón nhận thập giá còn là cơ hội để ta tiến tới vinh quang phục sinh với
Chúa trên thiên đàng.
Vậy ước
gì với sứ điệp Lời Chúa hôm nay chúng ta hãy xin Chúa ban sức mạnh và niềm an ủi
cho những ai đang phải vác thánh giá của cuộc sống về bệnh tật, đau khổ phần hồn,
phần xác và tinh thần. Xin Chúa cũng giúp chúng ta biết sống một cuộc đời hy
sinh cao thượng để chúng ta không hối hận vì quá khứ, nhưng luôn bình an vì đã
sống chu toàn bổn phận của mình với lòng mến Chúa, yêu người. Và xin Chúa cho mỗi chúng ta luôn tâm niệm rằng:
THÁNH GIÁ là cái GIÁ để NÊN THÁNH. Amen
20140914CNTN24A Ga. 3, 13-17
Lễ Suy Tôn Thánh Giá – CON ĐƯỜNG VỀ TRỜI
1. Ai đã giương cao con rắn
trong sa mạc? (Ga 3,14) Ông Môsê. 2. Không ai được lên trời, ngoại trừ ai
từ trời xuống? (Ga 3,13) a. Con Người. 3. Như Môsê đã giương cao con rắn trong
sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để làm gì? (Ga 3,14-15)
Để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.
4. Thiên Chúa sai Con của Người đến thế
gian để làm gì? (Ga 3,17) Để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ. 5. Cái chết của Chúa Giêsu theo con mắt
người đời, nhất là đối với người Do Thái lúc đó là thế nào? Một sự thất bại,dại
dột, ô nhục 6. Thánh giá theo nhãn giới người thường
là một thất bại ê chề nhưng đối với người kitô là gì?a. là mầu nhiệm tình
thương.b. là nguồn suối tuôn trào ơn cứu độ,c. là nơi con người tìm được niềm
vui và ơn giải thoát khỏi tội lỗi. Trong mầu
nhiệm ngắm mân côi, Năm Sự Thương ta vẫn suy niệm thế này “thứ bốn thì ngắm,
Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá, ta hãy xin cho được vác thánh giá theo chân Chúa”. Tại sao phải xin?
ÔBACE…34 GLV dự bị chuẩn bị tuyên hứa hôm
nay! Bởi cuộc đời chúng ta đầy dẫy những thánh giá khổ đau. Có những thánh giá
của sinh, ly tử biệt, hận thù chia rẽ, ích kỷ hẹp hòi, chiến tranh, nhân danh
tôn giáo, cướp bóc, khủng bố, mạt sát, hãm hiếp, giết hại con người. Có những
thánh giá của lòng tham, đố kị, tranh giành quyền lực, tài sản đất đai, để rồi
sẵn sàng trà đạp lương tâm, coi thường nhân phẩm, hỗn lão bất hiếu với mẹ cha.
Có những thánh giá, là người người chồng, người vợ, ham mê cờ bạc, rượu chè say
sỉn, hành hạ, chửi bới, đánh đập lẫn nhau. Có những thánh giá là đứa con ngỗ
nghịch, hư thân mất nết, đắm mình trong nghiện ngập, ra tù vào khám. Có những
thánh giá, là những thành viên trong gia đình, đã mất đức tin, lâu năm không đi
lễ,xưng tội, hoặc có đi lễ thì cũng là qua lần chiếu lệ, đi trễ về sớm…Hình như
xem ra, chẳng ai trốn được thánh giá.
Mừng kính lễ suy tôn Thánh Giá Chúa Kitô
hôm nay, không phải Giáo Hội muốn đề cao hình phạt đau đớn, một con người đã chết
cách nhục nhã tất tưởi trên thập giá. Một hình phạt man rợ nhất dành cho một tên nô lệ, hay tội
nhân, hoặc những người thấp hèn và phạm tội : trộm cắp, cướp của giết người…Nhưng
Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy nhìn lên Thánh Giá Đức Kitô, để chiêm ngắm một
tình yêu đến cùng, của Thiên Chúa là Cha dành cho nhân loại, được thánh Gioan
diễn tả “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào con của
Người thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời”
Nhìn lên thánh giá Đức Kitô để tìm con đường về trời. Con đường của hy sinh từ bỏ, con đường của thập giá đạt đến vinh quang. Đức Kitô đã không chọn cho mình một con đường dễ dãi, nhưng chọn một con đường hẹp để, con đường thập giá, con đường của khờ dại, điên rồ đối với cái nhìn của người đời… để biến thành Thánh Giá đem lại ơn cứu độ cho nhân loại. Con đường về trời, không có con đường nào khác, ngoài con đường mà chính Đức Kitô đã đi “đón nhận thập giá mỗi ngày”. Đức Kitô cũng không đến để giúp ta tiêu diệt thập giá, nhưng là cùng với chúng ta, vác thập giá mỗi ngày, biến thập giá thành niềm vui ơn cứu độ.
Nhìn lên thánh giá Đức Kitô để tìm con đường về trời. Con đường của hy sinh từ bỏ, con đường của thập giá đạt đến vinh quang. Đức Kitô đã không chọn cho mình một con đường dễ dãi, nhưng chọn một con đường hẹp để, con đường thập giá, con đường của khờ dại, điên rồ đối với cái nhìn của người đời… để biến thành Thánh Giá đem lại ơn cứu độ cho nhân loại. Con đường về trời, không có con đường nào khác, ngoài con đường mà chính Đức Kitô đã đi “đón nhận thập giá mỗi ngày”. Đức Kitô cũng không đến để giúp ta tiêu diệt thập giá, nhưng là cùng với chúng ta, vác thập giá mỗi ngày, biến thập giá thành niềm vui ơn cứu độ.
Từ cây thập giá bằng gỗ năm xưa, hôm nay có
đủ loại thánh giá, bằng vàng bạc, ngọc ngà châu báu, ai cũng muốn mang thánh
giá như thế. Ngày thứ sáu Tuần Thánh, người ta xếp hàng lên hôn kính thánh gía
Chúa Kitô. Nhưng nói đến vác thập giá với Chúa Kitô thì hình như ai cũng ngập
ngừng, chối từ.
Nhân ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá hôm nay, Mỗi người Kitô chúng ta hãy kiểm điểm lại thái độ của mình đối với thập giá Chúa. Phải chăng thập giá Chúa đã bị tục hóa, bị chúng ta biến trở thành món trang sức để khoe của, để củng cố địa vị, để lường gạt anh chị em? Chúng ta làm dấu thánh giá trên mình, chúng ta mang dấu thánh giá trên áo, trên cổ nhưng chúng ta đã sống ý nghĩa của thập giá như Chúa đã mạc khải như thế nào?
Nhân ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá hôm nay, Mỗi người Kitô chúng ta hãy kiểm điểm lại thái độ của mình đối với thập giá Chúa. Phải chăng thập giá Chúa đã bị tục hóa, bị chúng ta biến trở thành món trang sức để khoe của, để củng cố địa vị, để lường gạt anh chị em? Chúng ta làm dấu thánh giá trên mình, chúng ta mang dấu thánh giá trên áo, trên cổ nhưng chúng ta đã sống ý nghĩa của thập giá như Chúa đã mạc khải như thế nào?
Có lần kia Đôi bạn trẻ nọ, trước khi cử
hành lễ cưới mấy ngày. Cha xứ hỏi, “chúng con có hiểu được những khó khăn của đời
sống vợ chồng, có vác thánh giá cho nhau suốt cả cuộc đời, bằng việc hy sinh, từ
bỏ, chấp nhận, yêu thương tha thứ cho nhau”. Họ vui vẻ trả lời “Dạ, được a, có
gì đâu cha”. Thế nhưng chỉ ba tháng sau, họ dẫn nhau vào cha xứ đòi chia tay,
anh chồng nói “con không muốn vác thập giá, không muốn hy sinh…”. Dù lập gia
đình được chồng rất yêu thương, nhưng Cô bạn gái kia không muốn bị ràng buộc,
ép mình trong khuôn khổ. Đứng núi này trông núi nọ, cô kết thúc cuộc tình ngắn
ngủi, chạy theo người khác, cứ vậy ba bốn đời chồng, không kể những cuộc tình vụng
trộm,chóng vắn, mà cô vẫn cảm thấy không hạnh phúc. Kết cục mang trong mình cơn
bệnh hiểm nghèo, thân tàn ma dại, thoi thóp chờ chết, trong đau đớn, cô đơn và
tuyệt vọng. Tương tự, trường hợp của anh chàng kia cũng thế. Gia đình giàu có,
nhưng lại lao mình vào cờ bạc rượu chè, tửu sắc, để rồi tán gia bại sản, đi vào
con đường nợ nần, trộm cắp, tù tôi.
Vâng!, chỉ có ai dám nhìn lên Thập giá Đức
Kitô, dám cùng với Đức Kitô vác thập giá đời mình, đi con đường của Ngài đã đi,
mới là con đường đưa đến hạnh phúc, dẫn họ đạt đến quê trời vinh phúc. Amen